--
--

************************************************************************************

Steve Jobs là thiên tài, cha đẻ của iPhone, ông đã góp phần làm thay đổi thế giới và điều này là không thể chối cãi. Tuy nhiên, người ta thường nói “lắm tài, nhiều tật” và Steve Jobs không phải ngoại lệ.


Ông đã từng có lần “chọc tức” khách hàng và chẳng ngại đối xử với họ như những thằng ngốc.
Khi 1 khách hàng email cho Steve Jobs hỏi về vụ bê bối liên quan đến lỗi rớt sóng của iPhone 4 mỗi khi cầm vào phần dưới của chiếc smartphone, Steve Jobs trả lời tỉnh bơ: “Thế thì đừng cầm điện thoại như thế nữa”.
Phản hồi thiếu trách nhiệm của Steve đã trở thành “giọt nước tràn ly” đối với vụ bê bối này. Ngay sau đó, cộng đồng mạng đã đồng loạt đưa lên hàng loạt các bức ảnh châm biếm về lời phát biểu của Jobs.
iphone4face_01iphone4face_01
Một hình ảnh châm chọc câu trả lời của Steve Jobs.
Mọi việc trở nên tồi tệ đến mức cuối cùng Apple phải “chữa cháy” bằng việc cấp miễn phí cho người dùng iPhone 4 những chiếc bao đựng để khắc phục tình trạng trên.
Điều đáng nói đây không phải lần đầu tiên Steve Jobs tỏ ra thiếu tôn trọng đối với các khách hàng của mình. Ông từng nói rằng:
“Thật khó để thiết kế sản phẩm khi phải tập trung vào một nhóm người. Đa phần đều không biết họ muốn gì cho tới khi bạn cho họ thấy sản phẩm cụ thể”.
Câu nói này đã làm sục sôi, tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng. Tạp chí Forbes thậm chí đã gọi đây là “bài học nguy hiểm” và phải hết sức thận trọng nếu quyết định làm theo.

Vậy quan điểm này của Steve Jobs đúng hay sai?

Rất nhiều doanh nhân tiếng tăm sẽ bảo rằng đúng, Steve nói chính xác nhưng chỉ khi công ty đang trải qua một tình huống cực kỳ đặc biệt và tùy từng trường hợp mới có thể sử dụng.
Bản thân Apple cũng là một trường hợp ngoại lệ. Khi danh tiếng của thương hiệu quá lớn, họ có đủ sức “vượt bão” bất kể bê bối lớn đến đâu.
Như trường hợp lỗi sóng iPhone 4 kể trên, sau một thời gian khi các chỉ trích đều “hạ nhiệt”, doanh số bán iPhone 4 tiếp tục tăng, thậm chí còn tăng mạnh hơn. Tỉ lệ sản phẩm bị trả về hầu như không thay đổi.
Nhìn chung nếu sản phẩm mà công ty bạn chuẩn bị sản xuất là nòng cốt, được xem là sản phẩm định hình lại danh mục sản phẩm toàn công ty và cần đến quy trình sáng tạo cực kỳ đắt đỏ, câu trả lời là đúng, bạn nên làm theo lời Steve Jobs và lờ đi ý kiến của khách hàng.
Tuy nhiên phương pháp này không thể áp dụng rộng rãi với tất cả các công ty, thậm chí nó cũng không phải luôn đúng ngay tại Apple.
Lấy ví dụ là trường hợp khi Ron Johnson – cựu Phó chủ tịch hoạt động bán lẻ của Apple và CEO của J.C Penny. Sau khi ông này tham gia hội đồng quản trị, một trong những cách thức mà ông này dùng để cải tổ công ty là hỏi ý kiến khách hàng (thu thập các phản hồi) về những thay đổi mới trước khi áp dụng.
Tuy nhiên, kết quả là doanh số bán hàng đã sụt giảm nghiêm trọng còn cổ phiếu công ty thậm chí lao dốc tới 40%.
Vậy nếu không thể làm theo Steve Jobs, giải pháp là gì?
Câu trả lời rất đơn giản, hãy tìm hiểu xem khách hàng muốn gì mà không cần trực tiếp hỏi họ.
Hiển nhiên, việc hỏi khách hàng họ muốn gì có thể khiến bạn thu về hàng tá câu trả lời với những cái tôi riêng và sau đó ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm sẽ rơi vào bế tắc.

Vì vậy, để tránh rơi vào cãi bẫy khi cố bắt chước theo Steve Jobs mà vẫn có thể làm hài lòng khách hàng, hãy thu thập những dữ liệu quan trọng về người dùng một cách khôn ngoan mà không ảnh hưởng tới quá trình sáng tạo nên sản phẩm.

Post a Comment Blogger

 
Top
Chuyên mua bán, sữa chữa các loại iPhone_iPad !!